Lưu ý khi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng nhập khẩu

Tin tức

Lưu ý khi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng nhập khẩu

Những lưu ý khi kiểm nghiệm thực phẩm chức năng nhập khẩu

Dịch nhãn sản phẩm

Để có thể biết chính xác các thông tin thể hiện trên nhãn sản phẩm cần phải dịch nhãn sản phẩm (trừ nhãn tiếng Việt và nhãn tiếng Anh), tránh tình trạng suy diễn thông tin. Thông tin lấy trên nhãn không chính xác không chỉ dẫn đến kiểm nghiệm sai mà còn khiến các thông tin trên hồ sơ công bố cũng sai.

Trong số những thông tin về sản phẩm thực phẩm chức năng thì những thông tin có thể hiệu đính sau công bố được như: Địa chỉ nhà sản xuất, tên nhà sản xuất, khối lượng sản phẩm… Những thông tin không hiệu đính được là: Hạn sử dụng sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm, hướng dẫn sử dụng sản phẩm.

Chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng nhà sản xuất trên nhãn chính

– Kiểm chỉ tiêu chất lượng chủ yếu: Khi lên chỉ tiêu kiểm nghiệm doanh nghiệp cần phải đặc biệt chú ý đến các chỉ tiêu giá trị dinh dưỡng có trên nhãn sản phẩm. Những chỉ tiêu có và có kết quả (> 0) thì phải kiểm đủ các chỉ tiêu đó còn những chỉ tiêu mà nhà sản xuất để có giá trị (=0) thì không kiểm.

– Kiểm chỉ tiêu kim loại nặng: Tùy vào từng thành phần cấu tạo của sản phẩm để kiểm cho phù hợp.

Chẳng hạn:

Chỉ tiêu kiểm nghiệm thực phẩm bổ sung dành cho bà bầu

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1

Chì (Pb)

ppm

3,0

2

Thủy ngân (Hg)

ppm

0,1

3

Cadimi (Cd)

ppm

1,0

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sâm dạng nước

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1.

Chì (Pb)

mg/kg

3,0

2.

Cadimi (Cd)

mg/kg

1,0

– Kiểm chỉ tiêu vi sinh

Thực phẩm bổ sung dành cho bà bầu

STT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

CFU/g

104

2

Coliform

CFU/g

10

3

Escherichia coli

CFU/g

0

4

Staphylococcus aureus

CFU/g

3

5

Cl. Perfringens

CFU/g

10

6

Salmonella

CFU/25g

0

7

B. cereus

CFU/g

10

8

TSBT Nấm men, nấm mốc

CFU/g

102

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe sâm dạng nước

TT

Tên chỉ tiêu

Đơn vị tính

Mức tối đa

1.

Tổng số vi khuẩn hiếu khí

CFU/g

103

2.

Coliform

CFU/g

10

3.

Escherichia coli

CFU/g

0

4.

Staphylococcus aureus

CFU/g

3

5.

Cl. Perfringens

CFU/g

10

6.

Salmonella

CFU/25g

0

7.

B. cereus

CFU/g

10

8.

TSBT Nấm men, nấm mốc

CFU/g

100

Ngoài những chỉ tiêu nêu trên cần phải kiểm thêm Hàm lượng Aflatoxin B1; Hàm lượng Aflatoxin B1B2G1G2.

Tùy vào từng sản phẩm cụ thể doanh nghiệp đối chiếu với Quyết định 46/2007/QĐ – BYT: Quy định giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hóa học trong thực phẩm, QCVN 8 – 2 : 2011/ QCVN 8 – 1 : 2011/ QCVN 8 – 3 : 201 để có chỉ tiêu cụ thể kiểm nghiệm đối với từng sản phẩm một cách chính xác nhất.

Kiểm tra tính pháp lý của phòng Lab

Sau khi lên xong chỉ tiêu kiểm nghiệm doanh nghiệp cần kiểm tra phòng kiểm nghiệm hoặc trung tâm kiểm nghiệm dự kiến thực hiện kiểm. Xem quyết định về chức năng của phòng Lab xem có đủ điều kiện kiểm hết các chỉ tiêu mà sản phẩm cần kiểm. Vì có rất nhiều phòng lab kiểm được thực phẩm thường nhưng không kiểm được thực phẩm chức năng. Tránh tách tình trạng một sản phẩm tách thành 02 phiếu kiểm ở hai trung tâm khác nhau.

So sánh kết quả kiểm nghiệm và giá trị dinh dưỡng trên nhãn

Sau khi có kết quả kiểm nghiệm doanh nghiệp kiểm tra kết quả của phiếu kiểm thực tế. So sánh kết quả kiểm với giá trị dinh dưỡng nhà sản xuất để trên nhãn sản phẩm. Giá trị kiểm phải đạt tối thiểu là 80 % giá trị trên nhãn. Ví dụ: Kết quả kiểm là 8 /100g; Giá trị trên nhãn là 9,1/100g vậy thì kết quả kiểm tối thiểu phải đạt 7,2/100g (80 % của 9,2 g).

Điều kiện để giấy kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn khi công bố thức phẩm chức năng

Phiếu kết quả kiểm nghiệm là thành phần vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ công bố thực phẩm chức năng nhập khẩu. Đây là hình thức đánh giá, kiểm tra chất lượng sản phẩm để chứng minh sản phẩm đã đạt chất lượng tốt nhất và đảm bảo sức khỏe cho khách hàng khi sử dụng. Giấy kiểm nghiệm để nộp kèm hồ sơ công bố thực phẩm chức năng cần:

  • Được cấp bởi phòng kiểm nghiệm của Nhà nước hoặc phòng kiểm nghiệm tư nhân đã được công nhận 
  • Giấy kiểm nghiệm phải có đầy đủ các chỉ tiêu đặc trung của sản phẩm theo quy định của Bộ y tế
  • Giấy kiểm nghiệm phải có thời hạn trong vòng 12 tháng tính từ ngày được cấp đến ngày nộp hồ sơ công bố

Bài viết khác

Chất chuẩn trong kiểm nghiệm dược liệu

Chất chuẩn trong kiểm nghiệm dược liệu

Trên thị trường ngày nay xuất hiện nhiều chế phẩm đông dược và xu hướng sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc từ dược liệu ngày càng tăng. Do đó, thị trường dược liệu ngày một sôi động,
Đề xuất xây dựng định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng y tế

Đề xuất xây dựng định mức máy móc, thiết bị chuyên dùng y tế

Theo dự thảo, máy móc, thiết bị chuyên dùng ngành y tế: là các máy móc, thiết bị có đủ tiêu chuẩn tài sản cố định dùng trong ngành y tế
Tăng tính an toàn trong phương pháp thử nghiệm thuốc

Tăng tính an toàn trong phương pháp thử nghiệm thuốc

Một tiêu chuẩn quốc tế được phát triển với sự tham gia của nhiều chuyên ngành khác nhau để cải thiện độ tin cậy của kết quả thử nghiệm và tăng tính an toàn
Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện hiệu quả như thế nào?

Quản lý trang thiết bị y tế tại bệnh viện hiệu quả như thế nào?

Quản lý trang thiết bị y tế tại Bệnh viện là một trong những công tác quan trọng nhằm đảm bảo tính sử dụng hiệu quả, an toàn nhất.
Kiểm nghiệm mỹ phẩm thực sự quan trọng khi bán mỹ phẩm

Kiểm nghiệm mỹ phẩm thực sự quan trọng khi bán mỹ phẩm

Kiểm nghiệm mỹ phẩm một quá trình bắt buộc phải thực hiện trong hoạt động kinh doanh, bán mỹ phẩm. Để có được quá trình này bắt buộc phải tìm đến cơ sở kiểm nghiệm đáng tin cậy.
Sử dụng máy kiểm tra an toàn thực phẩm liệu có khả thi?

Sử dụng máy kiểm tra an toàn thực phẩm liệu có khả thi?

Sử dụng máy kiểm tra an toàn thực phẩm nếu không được kiểm tra hiệu chuẩn và bảo dưỡng đúng cách thì sẽ cho kết quả sai lệch khá nhiều.
Một số lưu ý khi lựa chọn & đầu tư trang thiết bị y tế

Một số lưu ý khi lựa chọn & đầu tư trang thiết bị y tế

Việc lựa chọn cấu hình thế nào cho phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng đầu tư của mỗi đơn vị là một vấn đề không đơn giản.
Phân loại 5 thiết bị y tế cơ bản dùng trong bệnh viện

Phân loại 5 thiết bị y tế cơ bản dùng trong bệnh viện

Về cơ bản, có rất nhiều loại thiết bị y tế được dùng trong bệnh viện và các phòng khám tùy theo nhu cầu và mục đích sử dụng.
Vai trò và vị trí của trang thiết bị y tế trong khám chữa bệnh

Vai trò và vị trí của trang thiết bị y tế trong khám chữa bệnh

Trang thiết bị y tế đóng vai trò quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh. Trang thiết bị y tế là một trong những yếu tố